Cách giảm đau hạ sốt cho bé sau tiêm phòng được các bà mẹ đặc biệt quan tâm, để giúp bé phòng được các loại bệnh nguy hiểm, việc tiêm phòng là cần thiết giúp bé phát triển và khỏe mạnh. Vì thế cha mẹ cần cho bé đi tiêm phòng đúng lịch hẹn của bác sĩ , đồng thời biết cách xử lý tại nhà những biến chứng sau khi chích ngừa.
Sau khi tiêm vắc xin tại bệnh viện, hãy thực hiện đúng chỉ dẫn của bác sĩ, ngồi lại cùng bé tại bệnh viện một giờ xem bé có những biểu hiện bất thường gì không ? Nếu có bác sĩ sẽ xử lý kịp thời, sau 1 giờ không thấy có vấn đề gì, chúng ta có thể đưa bé về nhà. Thông thường sau khi tiêm vắc xin cho bé sẽ có 1 số phản ứng phụ như: sốt nhẹ, tại chỗ tiêm sưng, đỏ , cứng và đau. Những biểu hiện này thường xảy ra những bé có cơ địa nhạy cảm, các mẹ cũng không nên quá lo lắng về điều này, những phản ứng phụ của vắc xin thường nhẹ, sẽ khỏi 1 đến 3 ngày sau tiêm.
Cách giảm đau sau khi tiêm phòng
Mẹo nhỏ được mách cho các mẹ để giảm đau sau khi tiêm phòng tại chỗ bằng cách chườm lạnh ngay tại vị trí sau khi tiêm, qua ngày hôm sau, Mẹ lại chồm thêm lần nữa, nhưng lần này là chườm nóng để làm cho các vết sưng giảm đi. Theo các bác sĩ chuyên khoa nhi, ba mẹ không nên dùng kiến thức truyền thống như sử dụng chanh hay khoai tây thái lát mỏng đắp lên chỗ tiêm, vì có thể dẫn đến nguy cơ nhiễm khuẩn tại vị trí tiêm của bé.
Trẻ tiêm phòng bị sốt phải làm sao
Sau khi tiêm phòng vắc xin, trẻ thường bị sốt, điều này chứng tỏ vắc xin đã có tác dụng với trẻ nhỏ. Đó là cơ chế tự bảo vệ của cơ thể.Vì vậy các mẹ đừng quá lo lắng trẻ bị sốt sau khi tiêm phòng.
Các biểu hiện bé bị sốt sau khi tiêm phòng sau 1 vài giờ hoặc 1 ngày như: trẻ bị sốt nhẹ, nhưng đôi khi trẻ có thể bị sốt cao hơn 39 độ c,kèm theo tình trạng vật vã, quấy khóc, những trẻ lớn có thể kêu nhức đầu.
Các chịu trứng bé bị sốt thường gặp khi tiêm các loại vacxin như: vacxin thương hàn, Vacxin ho gà, sởi, quai bị v.v..Các mẹ cần lưu ý 1 số vấn đề về Cách giảm đau hạ sốt cho bé sau tiêm phòng như sau:
- Dù là tiêm mũi vắc-xin đầu tiên hay là tiêm nhắc lại mẹ cũng nên cho trẻ ở lại theo dõi thêm khoảng 30 phút, không nên cho trẻ ra về ngay để đề phòng trường hợp sốc phản vệ.
- Sau khi tiêm 4-6 tiếng chỗ tiêm vẫn tồn tại một lỗ nhỏ, nếu tiếp xúc với nguồn nước không sạch, chất bẩn sẽ len lỏi vào trong, có thể gây phản ứng như tấy đỏ, sưng, đơ cứng. Có trường hợp nhiệt độ nước tắm không thích hợp hoặc trẻ bị lạnh nên gây ra phản ứng phụ nguy hiểm.
- Nếu mẹ đã áp dụng các cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh khi tiêm phòng mà thân nhiệt của bé không giảm mẹ nên đưa bé đến những cơ sở y tế để được thăm khám
Khi phát hiện cơ thể bé nóng lên đặc biệt là vùng trán điều tốt nhất mà bố mẹ cần làm lúc này là cặp nhiệt độ cho bé để theo dõi thân nhiệt. Nếu bé bị sốt nhẹ dưới 38,5 độ C mẹ chỉ cần dùng khăn ấm lau mát cho bé. Đồng thời nên cho trẻ nằm ở nơi thoáng mát, mặc quần áo rộng, thoải mái.nhưng lưu ý không chườm đá hay nước lạnh. Đa số các chứng sốt nói trên đều khỏi trong 1-2 ngày, chỉ có một số ít trường hợp sốt cao mới cần dùng đến thuốc hạ sốt.
Nếu bé sốt cao từ 39 độc C trở lên, mẹ nên cho bé uống thuốc hạ sốt kèm lau mát. Với trẻ dưới ba tháng tuổi, cần hỏi ý kiến của bác sỹ trước khi sử dụng thuốc hạ sốt. Nên có sự chỉ dẫn của toa thuốc mà bác sĩ đã kê, mẹ mới cho bé uống thuốc.
Khi bé bị sốt có thể bị mất nước và chất điện giải nên mẹ cần cho trẻ uống đủ nước, bú mẹ nhiều cữ trong ngày. Với trẻ đã cai sữa có thể cho trẻ uống Oresol hoặc cho ăn cháo muối loãng.Nên cung cấp dinh dưỡng cho bé: Cần đảm bảo chế độ giàu dinh dưỡng, ăn lỏng và dễ tiêu để đảm bảo bé hồi phục lại sức khỏe 1 cách nhanh nhất.
Tuy bị sốt nhưng mẹ vẫn cần chú ý vệ sinh cơ thể cho bé sạch sẽ, tắm bằng nước ấm trong phòng kín. Không để trẻ bị nhiễm lạnh, nhất là khi tắm và khi trẻ ngủ vào ban đêm
Một vấn đề đặc biệt cần lưu ý khi bé bị sốt sau khi tiêm phòng được các bác sĩ khuyên: bạn không nên sử dụng aspirin cho trẻ em dưới 2 tuổi vì nguy cơ gây ra hội chứng Reye. Đối với trẻ em trên 2 tuổi thì thuốc này được cho phép và thường là sự lựa chọn đầu tiên khi bé bị sốt.