Trứng vịt lộn là món ăn bổ dưỡng được rất nhiều người yêu thích. Với phụ nữ mang thai, ăn trứng vịt lộn vào các tháng cuối thai kỳ giúp con tăng cân nhanh chóng. Tuy nhiên, với các bà đẻ có được ăn trứng vịt lộn không?
Trứng vịt lộn có giá trị dinh dưỡng như thế nào?
Theo thống kê của các chuyên gia dinh dưỡng, trứng vịt lộn có chứa hàm lượng dinh dưỡng rất cao, mỗi quả chứa 182 kcal, 12,4 lipid, 82 mg canxi, 600mg cholesterol, 13,6 protein và nhiều loại vitamin khác.
Theo nghiên cứu Đông y, thì ăn trứng vịt lộn cùng với rau răm, gừng tươi còn có tác dụng chữa bệnh thiếu máu, suy nhược cơ thể, đau đầu, chóng mặt và còn có thể chữa yếu sinh lý hiệu quả.
Tuy nhiên, trong trứng vịt lộn có chứa lượng cholesterol khá cao 600mg/quả, nên nếu chúng ta ăn quá nhiều sẽ làm tăng lượng cholesterol dẫn đến các biến chứng như: xơ vữa động mạch chủ, đau thắt ngực, đau tim, … Vì thế nên các bà đẻ sau sinh cần lưu ý khi ăn trứng vịt lộn cũng cần có chế độ ăn hợp lý, vừa đủ.
Bà đẻ có được ăn trứng vịt lộn không ?
Thực tế theo nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng, chưa có kết quả khoa học nào khẳng định việc ăn trứng vịt lộn không tốt cho sức khỏe của bà đẻ. Về cơ bản ăn trứng vịt lộn rất tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé vì trứng vịt lộn có tác dụng tu âm dưỡng huyết, ích trí giúp cơ thể người mẹ sau sinh nhanh chóng hồi phục. Nhưng vì lượng Cholesterol trong trứng vịt lộn có nhiều nên bà đẻ chỉ nên ăn trung bình từ 1-2 quả 1 tuần để đảm bảo sức khỏe tốt cho cả mẹ và bé
Bà đẻ cần lưu ý gì khi ăn trứng vịt lộn ?
Trứng vịt lộn là thực phẩm rất giàu dinh dưỡng, nhưng có tính 2 mặt. Ngoài việc không được ăn quá nhiều thì các mẹ sau sinh cũng cần chú ý lựa chọn thời gian ăn cho hợp lý vì không phải ăn trứng vịt lộn vào lúc nào cũng được.
Để có thể hấp thu được hết các chất dinh dưỡng của trứng vịt lộn hiệu quả, các mẹ sau sinh nên ăn vào buổi sáng là tốt nhất, vì buổi sáng chúng ta cần phải hoạt động nhiều cần nhiều năng lượng. Hạn chế, bà đẻ không nên ăn trứng vịt lộn vào buổi tối vì khoảng thời gian này chúng ta thường ít hoạt động, nên ăn trứng vịt lộn vào cơ thể sẽ không hấp thụ được hết các dưỡng chất và còn có thể gây đầy bụng, khó tiêu dẫn đến khó ngủ
Riêng các phụ nữ sau sinh mà mắc phải các bệnh như: cao huyết áp, viêm gan, các bệnh tim mạch, tiểu đường hay máu nhiễm mỡ… thì tuyệt đối không nên ăn trứng vịt lộn vì có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như: tắc nghẽn động mạch, nhồi máu cơ tim, thậm chí dẫn đến đột quỵ…
Ngoài ra, đối với các bà bầu khi ăn trứng vịt lộn thì không nên ăn kèm rau răm mà chỉ nên ăn trứng thôi để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé
Trên đây là những chia sẻ hữu ích về việc bà đẻ có được ăn trứng vịt lộn hay không?. Hy vọng qua bài viết này các bạn có thể hiểu rõ được về công dụng của trứng vịt lộn cũng như một số lưu ý khi ăn trứng vịt lộn đối với bà bầu và các mẹ sau sinh để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.