Trẻ sơ sinh tăng cân thế nào là hợp lý, bạn đã biết chưa?

trẻ sơ sinh tăng cân thế nào là chuẩn

Trẻ sơ sinh tăng cân thế nào là hợp lý là thắc mắc của rất nhiều bà mẹ trẻ khi lần đầu tiên sinh con và chưa có nhiều kinh nghiệm. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ với các bạn những kinh nghiệm hữu ích nhất về tăng cân ở trẻ sơ sinh.

Những yếu tố nào ảnh hưởng đến mức tăng cân ở trẻ sơ sinh?

Thông thường, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến mức tăng cân chuẩn của trẻ sơ sinh như: yếu tố dinh dưỡng, yếu tố di truyền,môi trường… Cha mẹ có thể dựa vào một số dấu hiệu sau để biết bé tăng cân như thế nào là hợp lý nhé:

Thứ nhất, cha mẹ nên quan sát thói quen bú mẹ của trẻ. Theo kinh nghiệm của nhiều bà mẹ bỉm sữa thì trẻ được cho bú theo nhu cầu sẽ tăng cân nhanh hơn trẻ được bú mẹ theo giờ giấc định sẵn.

Thứ hai, quan sát nước tiểu và phân su của bé. Nếu em bé của bạn thường xuyên đi tiểu ướt tã và phân su đều đặn trong những ngày đầu sau sinh thì chứng tỏ bé đang hấp thụ tốt nên mẹ không cần quá lo lắng nhé.

Thứ ba, cha mẹ nên thường xuyên đo cân nặng của trẻ vào những thời điểm khác nhau và ghi chép vào sổ theo dõi sức khoẻ riêng của bé để nắm được mức tăng cân của trẻ sơ sinh qua các thời kỳ.

 

Trẻ tăng cân thế nào là hợp lý
Cân đo thường xuyên để xác định chuẩn cân nặng của bé qua mỗi thời kỳ – nguồn ảnh : internet

Trẻ sơ sinh tăng cân như thế nào là tốt?

Trẻ em khi mới sinh ra thường có cân nặng từ 3 đến 3,5kg. Nếu trẻ em sinh đủ tháng mà có cân nặng dưới 2,5kg thì được gọi là suy dinh dưỡng bào thai, còn nếu trẻ sinh thiếu tháng thì gọi là sinh non.

Thông thường, trong khoảng 1 tuần đầu tiên sau khi sinh, trẻ sơ sinh sẽ bị tụt khoảng 5-10% trọng lượng cơ thể. Đây là một  hiện tượng sinh lý hết sức bình thường, cha mẹ không cần quá lo lắng. Từ tuần thứ 2 trở đi bé sẽ bắt đầu tăng cân nhanh chóng. Vậy trẻ sơ sinh 1 tháng tăng bao nhiêu kg là đạt chuẩn?

Theo các chuyên gia thì trong vòng 3 tháng đầu đời trẻ được bú sữa mẹ đầy đủ sẽ tăng từ 1 – 1,2 kg mỗi tháng. Từ tháng thứ 3 đến tháng thứ 6, trẻ sẽ tăng khoảng 600g mỗi tháng. Càng về những giai đoạn sau, sự tăng cân của bé càng chậm lại. Khoảng thời gian từ 6 đến 9 tháng, trẻ tăng khoảng 400 – 500g mỗi tháng. Từ 9 đến 12 tháng, mỗi tháng trẻ sẽ tăng từ 300 đến 400 gam. Từ 12 đến 24 tháng, mỗi tháng trẻ tăng từ 150 đến 300 gam. Và từ 2 tuổi đến 10 tuổi thì mức tăng cân của trẻ sẽ chậm lại, chỉ từ 100 đến 200 gam.

Như vậy căn cứ vào các mức tăng cân theo từng giai đoạn của trẻ như đã phân tích ở trên, cha mẹ có thể tự cân đo và xác định biểu đồ tăng cân của trẻ sơ sinh đã hợp lý hay chưa.

Những nguyên nhân nào khiến trẻ chậm tăng cân?

Mặc dù đã biết được bé tăng cân như thế nào là hợp lý nhưng trên thực tế, nhiều cha mẹ vẫn vô cùng lo lắng khi con chậm hoặc không tăng cân trong những tháng đầu. Vậy nguyên nhân nào khiến trẻ chậm tăng cân? Các nhà khoa học đã chỉ ra một số lý do khiến trẻ chậm tăng cân, cụ thể như sau:

Thứ nhất, bé gặp khó khăn khi ti mẹ. Trong trường hợp này, có thể do mẹ không có sữa, sữa không chảy xuống được hoặc do cấu trúc bầu vú của mẹ không phù hợp với khuôn miệng của bé. Từ đó khiến bé không thể ti mẹ hoặc chỉ ti được một chút, không đủ no, dẫn đến không đủ dinh dưỡng để tăng cân theo đúng chuẩn.

Thứ hai, do mẹ cho bé ăn theo định kỳ chứ không theo nhu cầu của bé. Nhiều mẹ có thói quen lên lịch trình ăn uống khoa học cho con ngay từ khi sinh ra, tức là cho bé ăn theo “cữ”. Điều này khiến cho bé không đáp ứng đủ dinh dưỡng theo nhu cầu và dẫn đến chậm tăng cân so với các bé được bú mẹ ngay khi cần

trẻ sơ sinh tăng cân thế nào là chuẩn
Thói quen bú mẹ ảnh hưởng trực tiếp đến sự tăng cân của trẻ

Thứ ba, bé không bú được do mắc một số bệnh lý về tiêu hóa, đường ruột, không dung nạp được sữa,… từ đó không hấp thụ được chất dinh dưỡng từ sữa mẹ và chậm tăng cân hoặc thậm chí sút cân.

Làm thế nào cho trẻ sơ sinh tăng cân nhanh?

Khi trẻ chậm tăng cân hoặc không tăng cân, cha mẹ không nên quá lo lắng mà nên tìm các biện pháp khắc phục tình trạng này. Một số lưu ý sau có thể hữu ích với cha mẹ:

Đầu tiên, bạn nên trao đổi với các bác sĩ nhi khoa về tình trạng của bé. Các bác sĩ có thể giúp bạn phân tích và tìm ra nguyên nhân, từ đó đưa ra hướng dẫn cụ thể và hữu ích nhất.

Tiếp theo, trong quá trình cho con bú mẹ cũng nên để ý, nếu con chưa bú hết thì mẹ có thể vắt sữa ra để trữ sữa trong tủ lạnh. Điều này sẽ giúp kích thích tuyến sữa và giúp sữa mẹ dồi dào hơn.

Cuối cùng, nếu bé đã bước sang tuổi ăn dặm, cha mẹ có thể bổ sung thêm sữa bột công thức vào chế độ ăn dặm của con để giúp con phát triển toàn diện.

Trẻ ở tuổi ăn dặm
Chế độ ăn dặm góp phần không nhỏ vào sự tăng cân của trẻ

Trên đây là một số gợi ý về chuẩn tăng cân ở trẻ sơ sinh. Hi vọng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích giúp các bậc cha mẹ lần đầu tiên nuôi con có thêm kinh nghiệm