Thực đơn ăn dặm hấp dẫn cho bé 6 tháng tuổi

Ô Vuông thức ăn

Nên làm thực đơn gì cho bé 6 tháng tuổi là đều bâng khuân cho các bà mẹ, những thực đơn đầy dinh dưỡng để giúp cho bé phát triển thể chất cũng như trí tuệ của trẻ thường được các bà mẹ săn lùng tìm kiếm thông tin trên internet.Và đây chính là thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi của viện dinh dưỡng để các mẹ tham khảo và áp dụng giúp cho bé yêu của mình khôn lớn từng ngày.

Nắm rõ nguyên tắc ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi

  • Món ăn phải đủ 2 yếu tố: màu sắc giúp bé thu hút + dinh dưỡng giúp bé phát triển thể chất và trí tuệ.
  • Vitamin, khoáng chất, bột đường, chất béo là 4 nhóm chất dinh dưỡng cơ bản phải có trong bữa ăn hằng ngày hay còn gọi là Ô Vuông thức ăn như hình ảnh minh họa.Nên áp dụng đúng công thức nhé các mẹ.
  • Ô Vuông thức ăn
  • Trong gia đoạn 6 tháng tuổi, sức ăn của trẻ rât yếu, ăn rất ít, vì thế nên bổ sung thêm số lần cho bé bú để đảm bảo dinh dưỡng cho bé
  • Trẻ 6 tháng tuổi chỉ cần ăn dặm 2 bữa/ngày là đủ.Cho trẻ ăn từ từ, từng ít một, từ ít đến nhiều, cho ăn từ loãng đến đặc để trẻ làm quen và thích nghi dần với những thức ăn mới lạ
5 Nguyên tắc cho bé ăn dặm
5 Nguyên tắc cho bé ăn dặm

Chi tiết thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi của Viện dinh dưỡng

Bé được 6 tháng tuổi, tại thời điểm này rất quan trọng, phải rèn luyện cho bé tính tự lập, uốn nắn hình thành thôi quen ăn ngủ đúng giờ, cho trẻ vào nề nếp sớm,đồng thời hạn chế tính mè nheo, phun, ngậm thức ăn sau này.

Theo các chuyên gia, giai đoạn từ 6 tháng tuổi là thời điểm lý tưởng để mẹ cho trẻ ăn dặm. Bởi ở giai đoạn này, sữa mẹ chỉ cung cấp cho trẻ khoảng 450kcal/ngày, trong khi đó, trẻ cần 700kcal/ngày.

Dưới đây là chi tiết thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi của Viện dinh dưỡng:

Thứ 2 và thứ 4:

  • 6h: Bú mẹ hoặc sữa công thức: Khoảng 150ml – 200ml.
  • 9h: Bột thịt lợn (bao gồm: 10g bột gạo; 10g thịt lợn nạc; 5g dầu ăn hoặc mỡ; 1 thìa cà phê lá rau xanh).
  • 11h: 1/3 quả chuối tiêu.
  • 12h: Bú mẹ hoặc sữa công thức: 150-200ml.
  • 14h: 1 bát bột sữa (bao gồm: 10g bột gạo; 3 thìa sữa bột; 5g dầu ăn hoặc mỡ; 1 thìa cà phê lá rau xanh).
  • 16h: Nước cam.
  • 18h: Bú mẹ hoặc sữa công thức: 150-200ml.

 Thứ 3 và thứ 5:

  • 6h: Bú mẹ hoặc sữa công thức: 150-200ml.
  • 9h: 1 bát bột thịt lợn (bao gồm: 10g bột gạo; 10g thịt gà; 5g dầu ăn hoặc mỡ; 1 thìa cà phê lá rau xanh.
  • 11h: 50g đu đủ.
  • 12h: Bú mẹ hoặc sữa công thức: 150-200ml.
  • 14h: Bột thịt lợn (bao gồm: 10g bột gạo; 10 thịt lợn nạc; 5g dầu ăn hoặc mỡ; 1 thìa cà phê lá rau xanh).
  • 16h: Nước cam.
  • 18h: Bú mẹ hoặc sữa công thức: 150 – 200ml.
thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi của viện dinh dưỡng
thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi của viện dinh dưỡng

Thứ 6 và Chủ nhật

  • 6h: Bú mẹ hoặc sữa công thức: 150-200ml.
  • 9h: 1 bát bột sữa (bao gồm: 10g bột gạo; 3 thìa sữa bột; 5g dầu ăn; 1 thìa cà phê lá rau xanh).
  • 11h: 1/3 quả hồng xiêm.
  • 12h: Bú mẹ hoặc sữa công thức: 150-200ml.
  • 14h: Bột thịt gà (bao gồm: 10g bột gạo; 10g thịt gà; 5g dầu ăn; 1 thìa cà phê lá rau xanh).
  • 16h: Nước cam.
  • 18h: Bú mẹ hoặc sữa công thức: 150-200ml.

 Thứ 7

  • 6h: Bú mẹ hoặc sữa ngoài: 150-200ml.
  • 9h: Bột trứng (bao gồm: 10g bột gạo; 1/2 lòng đỏ trứng gà; dầu ăn 5g; 1 thìa cà phê lá rau xanh).
  • 11h: 50g xoài.
  • 12h: Bú mẹ hoặc sữa công thức: 150-200ml.
  • 14: Bột sữa (bao gồm: 10g bột gạo; 3 thìa sữa bột; 5g dầu ăn hoặc mỡ; 1 thìa cà phê lá rau xanh).
  • 16h: Nước cam.
  • 18h: Bú mẹ hoặc sữa công thức: 150-200ml.

NHỮNG LƯU Ý CHẾ BIẾN THỨC ĂN CHO BÉ

Các thực phẩm phải giàu năng lượng và giàu dinh dưỡng: đặc biệt là sắt, kẽm, canxi, vitamin A, C và folat (có nhiều trong thức ăn nguồn gốc động vật (thịt lợn, bò, gà…), hải sản (tôm, cua, cá,…), sữa…. Thức ăn cho trẻ cần đảm bảo sạch và an toàn: Không có tác nhân gây bệnh (không có vi khuẩn gây bệnh hoặc các sinh vật có hại khác); không có các hóa chất có hại hoặc chất độc; không có xương (cá cần gỡ thịt, tôm cần say, băm nhuyễn, cắt râu) hoặc các miếng cứng có thể gây tổn thương cho trẻ.

Không cho trẻ ăn các loại thức ăn gia vị nóng, cay, mặn. Bên cạnh đó, lưu ý về vệ sinh thực phẩm vì tỷ lệ rối loạn tiêu hóa cao nhất ở lứa tuổi ăn dặm: cần chú ý rửa và giữ sạch dụng cụ làm bếp và bát đũa khi chuẩn bị thức ăn cho trẻ, cần cho trẻ ăn trong vòng hai giờ sau khi nấu.