Đổ mồ hôi trộm vào ban đêm ở người lớn – Nguyên nhân và cách trị

Đỗ mồ hôi đầu nhiều có sao không

Đổ mồ hôi trộm vào ban đêm ở người lớn là một hiện tượng khá phổ biến trong xã hội hiện đại ngày nay. Tuy nhiên, nguyên nhân của hiện tượng này là gì, cách khắc phục ra sao thì không phải ai cũng nắm được. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp các thắc mắc đó của bạn.

Nguyên nhân đổ mồ hôi trộm vào ban đêm ở người lớn là gì?

Thông thường, hiện tượng ra mồ hôi trộm ở người lớn vào ban đêm có thể gây ra bởi một số nguyên nhân chủ yếu như sau:

  • Phụ nữ thời kỳ mãn kinh
  • Do một số căn bệnh nhiễm trùng,như lao, phổi, viêm xương, viêm tủy, áp xe,…
  • Do hội chứng tăng tiết mồ hôi
  • Bệnh ung thư máu
  • Dùng thuốc chống trầm cảm
  • Bệnh nhân bị hạ đường huyết
  • Rối loạn nội tiết
  • Do gặp các chấn thương về thần kinh
  • Sử dụng quá nhiều chất caffeine hoặc nicotine,…
Đổ mồ hôi trộm vào ban đêm ở người lớn
Phụ nữ thời kỳ mãn kinh thường gặp hiện tượng đổ mồ hôi trộm vào ban đêm

Đổ mồ hôi trộm ở người lớn có nguy hiểm không?

Đổ mồ hôi ban đêm là hiện tượng phổ biến, rất hay gặp phải ở người lớn tuổi. Đây là một hiện tượng hoàn toàn bình thường đối với sức khỏe. Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên gặp phải hiện tượng này thì đây rất có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn đã mắc phải một số bệnh bên trong.

Dựa vào một số phân tích ở trên, bạn có thể căn cứ vào thể trạng và thói quen ăn uống hàng ngày của mình để xác định sơ qua về nguyên nhân. Tuy nhiên, để có phương án điều trị thích hợp và kịp thời, bạn nên tới các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và kiểm tra.

Đỗ mồi hôi đầu khi ngủ
Cần thăm khám để biết chính xác nguyên nhân của hiện tượng đổ mồ hôi trộm

Một số cách đơn giản khắc phục chứng đổ mồ hôi trộm ở người lớn

Để khắc phục chứng ra mồ hôi khi ngủ ở người lớn vào ban đêm, bạn cần thiết lập một chế độ ăn uống khoa học và sinh hoạt điều độ, kết hợp với chế độ tập luyện hợp lý. Dưới đây là một số gợi ý hữu ích bạn có thể thử áp dụng:

  • Thường xuyên tập luyện để điều hòa hệ thần kinh thực vật, chơi các môn thể thao như bơi lội, bóng bàn, cầu lông,…
  • Ngủ đúng giờ và đủ giấc, nên ngủ khoảng 7 – 8 tiếng mỗi đêm.
  • Giữ tâm lý vui vẻ, thoải mái, cân bằng, không áp lực.
  • Giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ, đặc biệt là các vùng hay ra mồ hôi như nách, bẹn, lưng, gáy,…
Đỗ mồ hôi đầu nhiều có sao không
Tập thể thao đều đặn giúp khắc phục hiệu quả chứng đổ mồ hôi trộm

Ngoài ra bạn có thể sử dụng các thực phẩm sau hàng ngày cũng giúp khắc phục hiện tượng vã mồ hôi khi ngủ:

  • Cây xô thơm: sử dụng khoảng 2 thìa nhỏ xô thơm sấy khô ủ với nước nóng trong khoảng 15 phút rồi chắt nước uống thay trà hàng ngày.
  • Lá sầu đâu: trộm khoảng 5-8 giọt lá sầu đâu vào cốc nước ấm, uống trước khi ngủ. Hoặc đun lá sầu đâu với nước trong vòng 15 phút để lấy nước tắm hàng ngày cũng là cách chữa mồ hôi trộm ở người lớn hiệu quả.
  • Cây anh thảo: có thể sử dụng viên dầu anh thảo để uống trong vòng vài tháng.
  • Giấm táo: sử dụng 2 thìa giấm táo hòa với 1 cốc nước để uống hàng ngày.
  • Các sản phẩm từ đậu nành: sữa đậu nành, đậu phụ,…
  • Hạt lanh: ăn hạt lanh xay nhuyễn hoặc thêm vào đồ uống yêu thích của bạn.
  • Uống nước ép chanh, quýt mỗi ngày.

Ngoài ra, người bị chứng bệnh đổ mồ hôi trộm vào ban đêm có thể ăn thêm các thực phẩm bổ dưỡng như: cháo cá quả, cháo hẹ, cháo trai, uống trà, nước đỗ đen, nước mộc nhĩ, ăn canh rau ngót và trái cây,…

Bên cạnh đó, khi bị đổ mồ hôi vào ban đêm bạn cũng nên tránh một số loại thực phẩm dưới đây: hành tây, các loại thực phẩm cay, tỏi, các chất caffein, nicotine, rượu,…

Đổ mồ hôi trộm tuy không nguy hiểm tới sức khỏe nhưng khiến bản thân người bệnh rất khó chịu. Chính vì vậy, hãy tham khảo những cách đơn giản trên đây để đẩy lùi chứng bệnh đáng ghét này nhé!