Điểm khác biệt giữa người khôn và người trí tuệ

Sự khác biệt giữa thông minh và khôn ngoan

Sự khác biệt giữa người khôn và người trí tuệ trong phật pháp

Phật pháp vấn đáp: Kính bạch thầy, nếu mình đi đường gặp 1 người khổ hay một người ăn xin lúc trước. Tuy nhiên mình biết người này lừa gạt, có thể dùng tiền cờ bạc hay uống rượu thì mình có nên giúp đỡ họ không thầy.Vì đạo phật là đạo từ bi và trí tuệ, nếu giúp đỡ họ thì mình không có trí tuệ, mà nếu mình không giúp, tâm mình nhỏ hẹp, bỏn xẻn. Hay là mình giúp đỡ họ, họ làm gì họ chịu quả báo. Con kính mong thầy từ bi chỉ dạy.

Sự khác biệt giữa thông minh và khôn ngoan
Sự khác biệt giữa thông minh và khôn ngoan

Thầy Thích Phước Tiến Đáp: xin thưa, các vị giúp đỡ người này thì các vị thuộc về người trí tuệ,còn riêng các vị không giúp đỡ người này, thì quý vị thuộc về nguồn khôn. ha ha ha… Khố hiểu lắm phải không quý vị.

Một người hành động bằng trí tuệ thì người này sẽ là như vầy, một chúng sinh, sinh chúng ta, họ là cái gì chưa cần biết, nhưng mà chúng ta cần biết đó là đối tượng cần giúp đỡ, xuất phát bằng tình thương. và chúng ta đã biết rằng, người ta đã bán danh dự để nuôi mạng sống. Như vậy các vị có dám bán danh dự để nuôi mạng sống bằng cách đó hay không ?. Vì vậy ở đây người ta chấp nhận vì nuôi thân và có khó khăn gì đó, mà chúng ta phải là người trong cuộc, chúng ta mới có thể hiểu. Nếu chúng ta bằng lòng có điều kiện để giúp đỡ. Sự thật quý vị chia sẻ đồng lẻ thôi chứ không phải nuôi người ta sống. Những đồng tiền này đối với chúng ta không đáng. Như vậy người có trí tuệ là người sống được lòng từ bi, bao dung độ lượng và luôn tìm duyên để giúp đỡ chúng sinh thì người này không bận tâm họ sinh tiền để làm gì, mà cảm thấy mình làm như người bồ tát làm, bồ tát không cần thấy đúng sai phải trái, vượt qua lòng ích kỷ, bằng lòng từ bi thì quý vị hành động như vậy gọi là trí tuệ, còn quý vị không cho là hành động khôn

Trí tuệ và khôn ngoan
thông minh và khôn ngoan

Khôn ở đây có nghĩa rằng tao ngu gì cho mày, mày xin tiền để mày đi nhậu này kia nọ, sao có tai mà không đi làm, mày làm như vậy là lừa gạt tao, v.v.. không cần thiết. Mới đầu suy nghỉ cho 10 đồng, suy nghĩ 1 chút rồi cho 3 đồng, suy nghĩ thêm không cho luôn. Như vậy chúng ta suy nghĩ bằng cách phân tích nhận thức trong lòng chúng ta về mặt tri thức, chúng ta từ kinh nghiệm mà khôn dại trong cuộc đời, vì khôn dại trong cuộc đời cân đo đông đếm, nên chúng ta có quyền

Nếu chúng ta cho như vậy là mình ngu, thì chúng ta thuộc phàm phu, mà phàm phu hiểu biết theo tri thức thế gian.Còn 1 người hiểu biết các việc mà vẫn cảm thông cho bằng từ tâm, bởi vì nghỉ rằng, người này phải có lý do gì họ mới ăn xin. Trên nguyên tắc, đời là danh dự rất quan trọng, không ai dễ gì bán rẻ danh dự như thế, nhưng họ dám chấp nhận họ làm điều này,người này mình có thể cho họ cũng rất xứng đáng, vì họ bán danh dự để nuôi thân, chúng ta có thể sang sẻ được. Nếu là các vị, cho 1000 đô, các vị cũng không làm, người ta chỉ xin quý vị chỉ có vài đồng nhưng người ta vẫn làm

Như vậy tùy suy nghĩ của chúng ta mà chúng ta nên hành động, nếu là người học phật , muốn cho hay không là quyền của chúng ta, đừng quá phân bua, cảm thấy có tiền lẻ cho được thì cứ cho, không có tiền lẻ cho được thì thôi, những cái đó không ảnh hưởng đến cuộc sống, chén cơm manh áo của chúng ta, những đồng tiền đó đối với chúng ta là những đồng tiền vặt

Nhưng mà bằng lòng bao dung mà giúp đỡ được như vậy, nhiều nhỏ góp lại thành to, đó là tích lũy về phước báo, cũng như về mặt tâm tự, con người học phật là như thế, cho cũng được, không cho cũng được nhưng đừng để lại các ký ức không đẹp về những điều đó. Bởi vì việc đó là việc của chúng sinh, không phải ta khôn dại, ai cũng hiểu hết, đâu phải chúng ta cho , hay không cho là chúng ta khôn, không phải 1 mình chúng ta hiểu, tất cả mỗi người hiểu giống nhau. Nhưng chỉ có người hiểu, họ hiểu và vượt qua được các ràng buộc, ích kỷ thông thường của 1 con người khác, họ cho được bằng từ tâm, có những người vượt không qua được, họ không cho

Là phật tử chúng ta không cần phân tích quá sâu vào việc đó, cũng không cần chứng tỏ ta khôn vào việc đó. Nếu mà việc khôn mà ai cũng biết, thì việc đó không phải là khôn lắm, điều quan trọng mình khôn mà mọi người không biết thì mình mới giỏi. A Di Đà Phật.

Nếu quý vị thấy phật pháp vấn đáp của Thầy Thích Phước Tiến Hay, vui lòng hoan hỉ ủng hộ bộ máy nghe phật pháp cho Phụ Kiện Song Phát, Máy đã có sẵn 8g, chép đầy đủ các bài Thầy Thích Phước Tiến giảng, và các Thầy khác nữa,  A Di Đà Phật.