Phật pháp vấn đáp: kính bậc thầy, tôi làm nghê cho vay hơn 20 năm, lo cho các con ăn học, không biết nghề cho vay có tội không ?
Thầy thích phước đáp: Chúng ta thường nói là cho vay có tội, bà tu hoặc ông tu mà đi cho vay, nghề này là nghề không tốt phải không quý vị ? Xin thưa quý vị: không có nghề nào tốt hay không tốt, tốt hay xấu tùy theo tính chất và cái tâm của người làm nghề đó, nghề xấu tốt là do con người chứ không phải do nghề. Nghề cho vay cũng như sự sống như bao nghề khác, nhưng có tội khi và chỉ khi thừa nước đục thả câu, thì chúng ta mới có tội, biết người ta khó khổ để cho người ta vay nặng lãi, buộc người ta trả lãi theo mức độ mình yêu cầu, hoặc biết người ta khổ, hoàn cảnh bất đắc dỉ, không ta không vay không được, để mình vay có lời cao để ép người siết nhà siết cửa, ép để mình muốn lấy cái gì đó, v.v.. thì cái đó mới có tội.
Ví như các điền chủ ngày xưa, thấy những nhà có vợ đẹp, tìm cách cho vay để không có tiền trả, siết nhà siết cửa để lấy vợ người vay, tất cả những cái đó mới có tội. Còn mục đích vay là như thế nào ? đó chính là cuộc sống tương giao, tự cho vay cũng như bao ngành nghề nào khác. Tôi có tiền thì vì tôi bỏ tiền ra kinh doanh, tôi không kinh doanh, các vị mươn vốn tôi kinh doanh thì nếu có lãi thì chia cho tôi sống với, đó là chuyện bình thường. Không có nghề nào tội như vậy hết. Đừng kết tội cho vay là tội, cho vay cũng là nghề nghiệp như bao nghề nghiệp khác (hiểu theo ý phật giáo), bình thường
Nếu cho vay quá mức bình thường, ép người ta để siết đồ, hay để lấy của hoặc hại người ta, cái đó mới có tội, nói chung nghề nào mà làm theo cách hại người như vậy thì nghề nào cũng có tội chứ không phải nghề cho vay có tội. Cho nên các vị nhớ kỷ rằng. Nghề chay vay mà xưa nay Thầy nghe như vậy là không đúng, cho nên chúng ta sống bằng nghề cho vay mà lương thiện, nếu mà mình đưa ra 1 mức lời nào đó, phải chăng, xã hội thừa nhận thì điều đó bình thường, không có lỗi, không có tội gì hết, nó cũng như bao nhiêu nghề khác mà chúng ta cần làm
Vay mà không trả có tội không ?
Cho nên ở đây, chúng ta quy kết có tội là như vậy, bởi vì cái nghề đó liên hệ với tiền bạc, nó dễ dàng đụng chạm và đưa đến vấn đề tội lỗi, chứ cái nghề thì không tội, những người đi vay, thường thì cuộc sông rất khó khổ, cho nên chúng ta mà lấy lại không được thì sẽ có những biện pháp hơi đau lòng. Nếu cho vay bình thường mà người ta trả lại cho mình bình thường, thì chuyện đó không có gì để nói. Nhưng mà hoàn cảnh bất đắc dỉ, người ta vay rồi không trả, thế này thế khác, sẽ có những biện pháp, sinh ra tức giận, thế này thế kia, đó mới có tội. Nên tự thân của nghề nghiệp cho vay, nếu cảm thấy an toàn, cảm thấy người nào tin cậy thì cứ làm, làm bình thường, không có lỗi nào trong việc đó. Thầy Thích Phước Tiến phân tích như vậy, quý vị có hoan hỉ cho Thầy không ? A di đà phật
Nếu muốn biết thêm Thầy Thích Phước Tiến có những câu vấn đáp hay, vui lòng hoan hỉ ủng hộ Phụ Kiện Song Phát máy nghe thuyết pháp sẽ có nhiều bài giảng, và nhiều câu hỏi hay hơn nữa, A di đà phật !